Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động

Giấy phép xuất khẩu lao động là giấy phép có nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Xuất khẩu lao động (hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động này phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay còn gọi là hoạt động xuất khẩu lao động, xin giới thiệu bài viết hướng dẫn điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục và những lưu ý khi xin Giấy phép xuất khẩu lao động.

  1. VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thành hợp đồng năm 2020

– Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định  số: 112/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  1. GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

Giấy phép xuất khẩu lao động (tên đầy đủ là Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) là giấy phép do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện. Đối tượng được cấp giấy phép xuất khẩu lao động là Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo quy định hiện hành: Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.

Sau khi đã nộp hồ sơ và thẩm định hồ sơ nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định sẽ được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.

III. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Để được cấp giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 10 Luật Người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

3.1. Điều kiện vốn pháp định khi xin giấy phép xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp khi xin giấy phép xuất khẩu lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.

3.2. Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải ký quỹ

Doanh nghiệp xin giấy phép xuất khẩu lao động phải đáp ứng điều kiện là thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

(Ký quỹ là một biện pháp bảo đảm: Bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền; kim khí quý; đá quý; giấy tờ có giá vào tài khoản được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ)

Trong hoạt động xuất khẩu lao động: Tiền ký quỹ của doanh nghiệp xin giấy phép xuất khẩu lao động được gửi tại ngân hàng và chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.3. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp xin giấy phép xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động có người đại diện theo pháp luật đáp ứng các điều kiện sau:

– Là công dân Việt Nam

– Có trình độ từ đại học trở lên

– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc trong lĩnh vực dịch vụ việc làm.

3.4. Giấy phép xuất khẩu lao động: Điều kiện nhân viên nghiệp vụ

Doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung trong hoạt động của doanh nghiệp XKLD:

Đối với mỗi nội dung hoạt động (Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục; Ký kết và thực hiện hợp đồng; Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước;…) thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện.

Điều kiện đối với nhân viên nghiệp vụ:

– Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý.

– Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên, không thuộc nhóm ngành đào tạo trên và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Nhân viên nghiệp vụ phải có giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp xin giấy phép xuất khẩu lao động, trừ trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp mở chi nhánh để thực hiện một số nội dung hoạt động thì chi nhánh phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đối với mỗi nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trên.

Leave Comments

0918120658
0904739712